-
- Tổng tiền thanh toán:
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện? Dấu hiệu của trẻ thông minh
Tác giả: Mỹ Anh Ngày đăng: 12/07/2023
Hóng chuyện là một hoạt động hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Do đó, khi con có những biểu hiện như nhíu mày, mấp máy môi, bập bẹ để phát ra âm thanh, rất có thể đang bắt đầu muốn hóng chuyện.
Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện của mọi thứ xung quanh? Đây có thể là một trong những cột mốc thú vị của trẻ sơ sinh; cha mẹ đọc để biết và ghi lại khoảnh khắc này cùng con nhé!
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh biết hóng chuyện
Thông thường, khi trẻ được 3 tháng, trẻ đã bắt đầu biết lắng nghe và có thể quan sát thấy những chuyện động xung quanh của mọi người.
Do đó, khi cha mẹ thấy trẻ bắt đầu nhíu mày, thể hiện những biểu cảm mới trên gương mặt như kiểu con đang tò mò; hoặc mấp môi muốn nói,… Đây chính là những dấu hiệu trẻ sơ sinh muốn hóng chuyện.
2. Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện?
Trẻ sơ sinh mấy tháng biết hóng chuyện? Câu trả lời là không có một con số cụ thể. Vì khả năng phát triển ở mỗi bé là khác nhau; cũng như tùy thuộc vào nhiều yếu tố như gen di truyền; gia đình và môi trường sống của các con.
Nhưng theo khảo sát đa số trẻ sơ sinh từ 4 – 5 tháng tuổi là biết hóng chuyện. Bé sẽ không hiểu những gì bạn nói nhưng bé rất thích thú khi bạn làm trò, cưng nựng, những đồ vật màu sắc, ngộ nghĩnh, bé có thể cười và phản ứng như dơ chân, hay nói những cụm từ a, à…rất đáng yêu.
3. Trẻ chậm hóng chuyện phải làm sao?
Theo quan niệm xưa, ông bà ta từng nói rằng, những bé có khả năng hóng chuyện sớm thường có tính cách lanh lẹ, năng động và thông minh. Nhưng ngược lại, về mặt y khoa; khả năng hóng chuyện; hay khả năng phát triển ngôn ngữ của mỗi bé sẽ phụ thuộc vào thời gian bé được tương tác và luyện tập.
Theo các chuyên gia, có những trường hợp trẻ sơ sinh hóng chuyện muộn hơn so với mốc 4 – 5 tháng tuổi cũng không cần quá lo lắng; nhưng qua 6 tháng tuổi nếu không thấy trẻ phản ứng lại, không có biểu cảm trên khuôn mặt khi nói chuyện với bé thì mẹ hãy cho cho con đi kiểm tra.
4. Cách cha mẹ dạy trẻ hóng chuyện
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, phần lớn khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng hóng chuyện của con phụ thuộc nhiều vào quá trình nuôi dạy của cha mẹ.
4.1 Nói chuyện với bé thường xuyên
Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để nói chuyện, kể chuyện, hay thậm chí là đọc sách cho con nghe. Bạn biết không, ngay cả khi từ tuần thai nhi thứ 27 - 29, con đã có thể nghe những âm thanh của ba mẹ.
4.2 Lắng nghe bé nói
Khi bé đã có thể bập bẹ những âm thanh đơn giản như “ba-ba” hoặc “ma-ma”; cha mẹ đừng quay đi mà hãy lắng nghe con và dùng ánh mắt để giao tiếp với con. Khi đó, bé sẽ biết rằng mình được lắng nghe.
Đó chính là động lực để bé tiếp tục muốn phát ra âm thanh nhiều hơn.
4.3 Lặp lại những âm thanh của bé
Khi cha mẹ vui vẻ lặp lại những âm thanh của bé, hoặc nói chuyện với bé bằng chính những âm thanh tương tự của bé.
4.4 Hát cho bé nghe
Bên cạnh việc nói chuyện với bé, cha mẹ cũng nên thường xuyên hát cho con nghe. Đây là cách giúp trẻ dễ tiếp thu và lặp lại những cụm từ trong bài hát. Tương tự như bài hát Baby Shark, trong bài có nhiều cụm từ được lặp đi lặp lại nhiều lần, và đó chính là cách mà bé bắt chước và nói theo.