Chuyên san Mẹ và Bé hàng đầu Việt Nam

Bảng Cân Nặng Thai Nhi theo tuần tuổi chuẩn WHO mới nhất 2019

Tác giả: admin Ngày đăng: 04/12/2022

Bảng cân nặng thai nhi là công cụ đắc lực giúp các mẹ có thể theo dõi tình trạng tăng trưởng và phát triển của thai theo từng tuần tuổi.

Sự khởi đầu thuận lợi bao giờ cũng là tiền đề cho các kết quả tốt đẹp sau này. Chính vì vậy ngay từ khi còn trong bụng mẹ thai nhi cần phải có chế độ theo dõi thường xuyên đặc biệt là cân nặng và chiều dài của con.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ thì thai nhi cần được kiểm tra tình trạng sức khỏe định kỳ theo từng tháng và tham chiếu với các tiêu chuẩn phát triển bình thường để xem thai nhi có phát triển tốt hay không? Trong đó, công cụ không thể thiếu của cá mẹ bầu là “Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi” đặc biệt là các mẹ lần đầu mang thai còn nhiều bỡ ngỡ.

Tiêu chuẩn cân nặng và chiều dài của thai nhi thể hiện những chỉ số trung bình để các mẹ có thể dựa vào đó theo dõi quá trình phát triển của con theo từng tuần, từng tháng tuổi. Từ đó các mẹ sẽ có các biện pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý cũng như duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để em bé phát triển tốt nhất.

Để biết đươc bé yêu đang lớn lên từng ngày có đạt chuẩn hay không mẹ tham chiếu với “Bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi mới nhất 2019” dưới đây nhé!

  Chiều dài Cân nặng
Tuần thứ 8 1.6 cm 1 g
Tuần thứ 9 2.3 cm 2 g
Tuần thứ 10 3.1 cm 4 g
Tuần thứ 11 4.1 cm 7 g
Tuần thứ 12 5.4 cm 14 g
Tuần thứ 13 7.4 cm 23 g
Tuần thứ 14 8.7 cm 43 g
Tuần thứ 15 10.1 cm 70 g
Tuần thứ 16 11.6 cm 100 g
Tuần thứ 17 13 cm 140 g
Tuần thứ 18 14.2 cm 190 g
Tuần thứ 19 15.3 cm 240 g
Tuần thứ 20 16.4 cm 300 g
Tuần thứ 21 25.6 cm 360 g
Tuần thứ 22 27.8 cm 430 g
Tuần thứ 23 28.9 cm 501 g
Tuần thứ 24 30 cm 600 g
Tuần thứ 25 34.6 cm 660 g
Tuần thứ 26 35.6 cm 760 g
Tuần thứ 27 36.6 cm 875 g
Tuần thứ 28 37.6 cm 1005 g
Tuần thứ 29 38.6 cm 1153 g
Tuần thứ 30 39.9 cm 1319 g
Tuần thứ 31 41.1 cm 1502 g
Tuần thứ 32 42.4 cm 1702 g
Tuần thứ 33 43.7 cm 1918 g
Tuần thứ 34 45 cm 2146 g
Tuần thứ 35 46.2 cm 2383 g
Tuần thứ 36 47.4 cm 2622 g
Tuần thứ 37 48.6 cm 2859 g
Tuần thứ 38 49.8 cm 3083 g
Tuần thứ 39 50.7 cm 3288 g
Tuần thứ 40 51.2 cm 3462 g

Cân nặng thai nhi sẽ được đo theo từng giai đoạn với cách đo khác nhau như sau:

– Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông – hay còn gọi là chiều dài đầu mông.

– Đến tuần thứ 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.

– Đến tuần thai thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.

Trong trường hợp thai nhi phát triển có dấu hiệu bất thường mẹ nên thường xuyên đi khám để bác sĩ hướng dẫn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt ngủ nghỉ cho phù hợp. Mẹ không nên chủ quan bởi vì khi thai phát triển không bình thường khi sinh có thể nguy cơ suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, làm ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh… gây bất lợi rất nhiều về sau.

Cân nặng thai nhi theo tuần

Các yếu tố ảnh hưởng cân nặng chuẩn thai nhi

– Yếu tố di truyền, giống nòi là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hướng đến cân nặng của thai nhi.

– Sức khỏe và dinh dưỡng của mẹ bầu: Mẹ bầu bị tiểu đường, béo phì thường có khả năng sinh con lớn, nặng cân hơn

– Vóc dáng của mẹ nhỏ hơn với mức trung bình cũng khiến thai nhi có tỉ lệ nhỏ hơn.

– Khả năng tăng cân trong thờ gian mang bầu: Thông thường mẹ và thai nhi tăng cân hay giảm cân theo tỉ lệ thuận. Do đó nếu mẹ chậm tăng cân thì thai nhi có thể thiếu cân, trẻ sinh ra sẽ không được khỏe mạnh như trẻ bình thường. Nếu mẹ tăng cân quá nhiều, mẹ có nguy cơ sinh mổ do thai quá to.

– Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân.

– Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang đa thai, song thai, cân nặng của từng bé cũng có thể thấp hơn bình thường.

– Dinh dưỡng đầy đủ và tâm lý thoải mái là 2 yếu tố quan trọng giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Bảng chỉ số siêu âm thai theo từng tuần tuổi

Trong mỗi lần khám định kỳ, bác sỹ sẽ đưa ra các chỉ số cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi. Mẹ đặc biệt lưu ý đến kết quả là những chỉ số quan trọng kiểm tra được tình trạng phát triển của thai nhi có đúng chuẩn hay không từ đó có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp:

– Tuổi của thai nhi (theo tuần)

– Chiều dài tay, chiều dài chân

– Cân nặng thai nhi tại thời điểm siêu âm

– Nhịp tim của thai nhi quyết định con có khỏe hay không

– Tỷ lệ và chỉ số nước ối

– Chu vi đầu, đường kính lưỡng đỉnh, đường kính ngang bụng

BẢNG CHỈ SỐ SIÊU ÂM THAI THEO TỪNG TUẦN TUỔI (đv mm)

Tuổi thai (Tuần) GS

 

(Chỉ số túi thai)

CRL

 

(Chiều dài từ đầu mông)

BPD

 

(Đường kính lưỡng đỉnh)

FL

 

(Chiều dài xương đùi)

HC

 

(Chu vi đầu)

AC

 

(Chu vi vòng bụng)

4 tuần 3          
5 tuần 6          
6 tuần 14          
7 tuần 27 8        
8 tuần 29 15        
9 tuần 33 21        
10 tuần   31        
11 tuần   41        
12 tuần   51 21 8 70 56
13 tuần   71 25 11 84 69
14 tuần     28 15 98 81
15 tuần     32 18 111 93
16 tuần     35 21 124 105
17 tuần     39 24 137 117
18 tuần     42 27 150 129
19 tuần     46 30 162 141
20 tuần     49 33 175 152
21 tuần     52 36 187 164
22 tuần     55 39 198 175
23 tuần     58 42 210 186
24 tuần     61 44 221 197
25 tuần     64 47 232 208
26 tuần     67 49 242 219
27 tuần     69 52 252 229
28 tuần     72 54 262 240
29 tuần     74 56 271 250
30 tuần     77 59 280 260
31 tuần     79 61 288 270
32 tuần     82 63 296 280
33 tuần     84 65 304 290
34 tuần     86 67 311 299
35 tuần     88 68 318 309
36 tuần     90 70 324 318
37 tuần     92 72 330 327
38 tuần     94 73 335 336
39 tuần     95 75 340 345
40 tuần     97 76 344 354
41 tuần     98 78 348 362
42 tuần     100 79 351 371

Mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào?

Sức khỏe của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Để bé đạt cân nặng chuẩn, mẹ sẽ phải quan tâm  nhiều đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mình. Chính vì vậy cân nặng của mẹ trong giai đoạn này cũng rất quan trọng và theo khuyến cáo của các chuyên gia thì:

+ Thai kì trong 3 tháng đầu mẹ cần tăng từ 1,5 – 2kg

+ Thai kì giữa và cuối mẹ cần tăng từ 1 – 2kg/tháng.

Cuộc sống ngày càng bận rộn, nhiều khi các mẹ không có nhiều thời gian chăm sóc bồi bổ dinh dưỡng bằng các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên mẹ đừng lo lắng quá, để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh đạt các tiêu chuẩn thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên bổ sung các sản phẩm làm từ sữa dành cho bà bầu.

Theo nghiên cứu từ các chuyên gai, cân nặng chuẩn của thai nhi và lượng sữa mẹ tiêu thụ mỗi ngày có liên hệ mật thiết với nhau. Theo đó, mỗi cốc sữa mẹ nạp vào cơ thể có thể giúp bé tăng 41gr trọng lượng. Vì vậy, nếu đang có vấn đề với cân nặng của thai nhi, mẹ nên nên tích cực uống các loại sữa bầu hoặc sữa hạt.

Ngoài ra, mẹ cần phải có chế độ vận động, tập thể dục, Yoga thường xuyên khoảng 30 phút/ngày sẽ giúp cho mẹ và bé khỏe mạnh, thai nhi tăng cân đều không lo nhẹ hay vượt quá cân nặng.

Sữa bầu sẽ giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa & đề kháng cho mẹ, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong thời kỳ mang thai. Dinh dưỡng đầy đủ giúp mẹ khoẻ mạnh thoải mái, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của bé. Và mẹ đừng quên kiểm tra cân nặng thai nhi theo định kỳ nhé!

Xem thêm: TOP 7 loại sữa dành cho bà bầu hương vị thơm ngon dễ uống nhất hiện nay

Bạn đang xem: Bảng Cân Nặng Thai Nhi theo tuần tuổi chuẩn WHO mới nhất 2019
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: