Chuyên san Mẹ và Bé hàng đầu Việt Nam

Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Ngọc Anh: “Cha mẹ nên chú ý hơn về vấn đề biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ”

Tác giả: Mỹ Anh Ngày đăng: 05/01/2023

Chuyên gia Bùi Ngọc Anh, tốt nghiệp ngành QTKD và có 22 năm làm quản lý cấp cao trong lĩnh vực quản trị rủi ro và quản trị sức khỏe. Chị hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc nâng cao sức đề kháng cũng như chăm sóc sức khỏe chủ động trong thời đại nhiều dịch bệnh hiện nay.

Theo chuyên gia chia sẻ, biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ không phải tình trạng mới, nhưng vẫn còn nhiều bậc phụ huynh chủ quan không sát sao trong vấn đề này.

* Chuyên gia có thể chia sẻ về vấn đề biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ không ạ?

Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia, 24,9% trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta hiện nay có chiều cao dưới trung bình. Cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ suy dinh dưỡng, 3 trẻ thiếu kẽm và 1 trẻ thiếu máu. Những con số thực sự đáng báo động. Có một số trường hợp biếng ăn bệnh lý, nhưng có những em bé dù được sinh ra khỏe mạnh, dù không có thay đổi về mặt sinh lý hay môi trường sống, vẫn mắc chứng biếng ăn. Điều này đến từ một vài nguyên nhân cơ bản, trong đó có việc bé bị ép ăn suốt một thời gian dài, gây nên tâm lý căng thẳng sợ hãi mỗi khi đến giờ ăn, và do đó, bé bỏ ăn.

Với chuyên gia Ngọc Anh, người mẹ người bố nào cũng hạnh phúc khi thấy con ăn uống ngon lành. Tuy nhiên không phải em bé nào cũng dễ, cũng ngoan như thế. Ngoài những trường hợp bé chán ăn, chậm ăn do ốm, do mọc răng, đến tuần tăng trưởng thì nhận biết những dấu hiệu sau sẽ giúp bố mẹ nhận ra con mình đang trong tình trạng biếng ăn và suy dinh dưỡng:

  • Lượng thức ăn trẻ ăn vào trong ngày ít hơn nhiều so với nhu cầu theo độ tuổi.
  • Trẻ thường hay bị táo bón, lượng phân ít hơn bình thường, tiểu ít. Thời gian ăn kéo dài trên 30 phút.
  • Thường kén chọn thức ăn, ăn chậm và không hứng thú với đồ ăn.
  • Từ chối ăn trong vòng 1 tháng, không tăng trưởng, có khi còn chậm cân.

Nếu các tình trạng trên không được khắc phục, bé sẽ biếng ăn kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng. Với điều kiện kinh tế và sự quan tâm của bố mẹ cũng như xã hội hiện nay rất ít khi gặp các bé bị suy dinh dưỡng với những biểu hiện như: trán dô, lồng ngực hình gà, chân có hình chữ 0 hay hình chữ X.

Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Ngọc Anh đang đo vi chất cho các bé.

Giống như chỉ số BMI cũng sẽ có mức tiêu chuẩn đủ hay chưa, về tình trạng suy dinh dưỡng cũng thế. Phân loại suy dinh dưỡng dựa vào chỉ số nhân trắc đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ theo các chỉ số, bao gồm cân nặng, chiều cao, BMI theo tuổi và cân nặng theo chiều cao. Các bậc phụ huynh có thể theo dõi bảng sau để theo dõi, đánh giá con mình:

  • Suy dinh dưỡng: Trẻ có chỉ số cân nặng dưới –2SD theo tuổi, nghĩa là trẻ bị thiếu hụt về mặt dinh dưỡng. Tuy nhiên, không đánh giá được khoảng thời gian trẻ bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, đây là chỉ số cơ bản và đầu tiên được sử dụng nhằm phát hiện sớm trẻ có bị thiếu dinh dưỡng không, sau đó, dựa vào những chỉ số khác như chiều cao, BMI, cân nặng theo chiều cao để để đánh giá, kết luận tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ.
  • Suy dinh dưỡng cấp tính: Theo tuổi, trẻ có chỉ số chiều cao bình thường, tuy nhiên, chỉ số cân nặng theo chiều cao của trẻ lại dưới -2SD. Điều này có nghĩa là trẻ mới bị suy dinh dưỡng do chế độ ăn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.
  • Suy dinh dưỡng mãn tính đã phục hồi: Theo phân loại, dựa vào z cores, nếu trẻ có chỉ số chiều cao dưới -2SD theo tuổi nhưng chỉ số cân nặng theo chiều cao bình thường, thì có nghĩa là trẻ đã bị suy dinh dưỡng nặng từ lâu. Tình trạng này ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt tầm vóc của trẻ, tuy nhiên hiện nay trẻ đã phục hồi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trẻ có tình trạng dinh dưỡng như vậy cần được theo dõi để tránh nguy cơ béo phì vì trẻ có chiều cao thấp.
  • Suy dinh dưỡng mãn tính tiến triển: Dựa vào z cores theo phân loại, nếu trẻ có chỉ số chiều cao dưới -2SD theo tuổi và chỉ số cân nặng theo chiều cao cũng dưới -2SD, nghĩa là trẻ đã bị suy dinh dưỡng từ lâu nhưng tình trạng này vẫn tiến triển đến thời điểm hiện tại.
  • Suy dinh dưỡng bào thai: Nếu sau khi chào đời, trẻ có chỉ số cân nặng là dưới 2,5 kg, chiều dài dưới 48cm và chu vi vòng đầu nhỏ hơn 5cm, nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn rất nhiều, từ gia đình cũng như từ chính bản thân của trẻ. Thông thường đến từ tâm lý con phải ăn đủ bữa nên sẽ có các kiểu ép con ăn mà người chăm sóc trẻ rất dễ vô tình mắc phải: đè ngửa bé ra đút ăn, bế rong dụ ăn, dọa nạt để bé ăn. Những hành động này, có vẻ nhẹ nhàng hơn, nhưng lại “ẩn chứa” thông điệp "cố ăn thêm đi con" đến trẻ, rồi dần dần làm trẻ thấy sợ việc ăn uống, và thành biếng ăn. Ngoài ra còn một số nguyên nhân chủ quan khác, tôi liệt kê thêm để các gia đình phòng tránh như:

  • Nguyên nhân phổ biến hay gặp từ phía gia đình là các mẹ cho con uống vitamin D theo truyền miệng, mà ko theo chỉ dẫn của bác sỹ.
  • Do mẹ lo âu, trầm cảm, cho con ăn dặm quá sớm, rồi thì cho bé ăn vặt trước bữa ăn khiến con bị đầy bụng.
  • Khi trẻ mắc các bệnh như nhiễm khuẩn, đau miệng hay một số bệnh bẩm sinh cũng khiến trẻ biếng ăn, khó ăn. Trẻ sinh non, mẹ ít sữa, con bú kém, bú không đủ bú vặt nhiều.
  • Khi trẻ thay đổi môi trường sống như khi đi học, người trông trẻ cũng khiến trẻ có những ảnh hưởng về tâm lý gây biếng ăn. Trẻ vừa ăn vừa làm những việc khác: xem tivi, dùng điện thoại khiến trẻ bắt chước thờ ơ với bữa ăn, không cảm thấy ngon miệng và dần trở nên biếng ăn.

Biếng ăn suy dinh dưỡng gây thiệt thòi cho con trẻ và hệ lụy cho thế hệ sau. “Đầu tiên bố mẹ cần xác định nguyên nhân gây biếng ăn cho con và loại bỏ tận gốc các yếu tố gây ảnh hưởng. Khi thiết kế bữa ăn cho trẻ cần chú trọng đầy đủ 4 nhóm chất: đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất và tỷ lệ. Bên cạnh việc đủ nhóm chất mẹ có thể trình bày món ăn sinh động và đẹp mắt để tạo hứng thú và cảm giác thèm ăn cho các bạn. Thay đổi món liên tục để con không kịp chán và bổ sung được đa dạng chất hơn. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể cho con uống thêm men vi sinh và một số vi chất để giúp con đủ chất, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và kích thích sự thèm ăn” – chia sẻ từ chuyên gia Ngọc Anh.

Chị Yến (Hà Nội) có câu hỏi muốn nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: “Con trai tôi 22 tháng tuổi, từ hai tháng nay chỉ uống sữa mà không chịu ăn cháo và bột nữa. Cháu vẫn khỏe và chơi bình thường. Vậy tôi có nên lo lắng không?” mong chuyên gia chia sẻ ạ!

Chuyên gia dinh dưỡng Ngọc Anh: “Nếu con trai vẫn khỏe và chơi bình thường, cân nặng chiều cao tăng đều thì mẹ cũng không nên lo lắng quá. Tuy nhiên ở giai đoạn 22 tháng, mẹ có thể bắt đầu cho con dần làm quen một số loại thức ăn thô khác bên cạnh cháo và bột để tăng khẩu vị cho con. Về sữa thì mẹ có thể cho con bổ sung các loại sữa dinh dưỡng Ecolait và Ecodairy của Hệ thống dinh dưỡng Vibeyeu để giúp con ngon miệng và  đủ chất. Mẹ cũng có thể tham gia vào cộng đồng nuôi con khỏe của Hệ thống dinh dưỡng Vibeyeu để được đồng hành cùng các mẹ khác, và trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng để yên tâm, tự tin trong quá trình chăm con”.

“Việc làm mẹ là một hạnh phúc lớn lao, làm mẹ là một trải nghiệm nhiều niềm vui, nhưng cũng thật nhiều nước mắt. Nhưng ngày nay việc làm mẹ đơn giản hơn rất nhiều vì bạn không đơn độc, có nhiều sách hướng dẫn chăm con, nhiều cộng đồng như cộng đồng Vibeyeu đồng hành cùng bạn. Có câu nói là "Có thể kiếm tiền từ một chiếc túi rỗng, nhưng đừng nuôi con bằng một cái đầu rỗng". Tôi xin chúc các bà mẹ không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình đồng hành cùng con để các con lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc, không bé nào gặp tình trạng biếng ăn lâu dài hay phải đi gặp bác sỹ” – chị Ngọc Anh đôi lời muốn nhắn nhủ với các bậc phụ huynh!

"Hiện tại tôi làm tư vấn dinh dưỡng độc lập với mong muốn giúp gia đình và cộng đồng luôn duy trì sức khỏe ở trạng thái hưng thịnh. Đặc biệt hơn, khi có duyên kết nối cùng Hệ thống dinh dưỡng Vibeyeu, tôi đã tìm thấy sứ mệnh của mình tại đây. Tôi được làm được cống hiến những điều mà tôi luôn mong muốn. Tôi rất tự hào khi được đồng hành cùng các ba mẹ trong hành trình trưởng thành của bé qua các chương trình “Tâm – Thân – An” của Hệ thống dinh dưỡng Vibeyeu”. Chị hy vọng Hệ thống dinh dưỡng VibeyeuViện Đào tạo & Tư vấn Dinh dưỡng NCCI sẽ tiếp tục có thêm thật nhiều chương trình thực hiện mục tiêu đo khám vi chất do 50,000 trẻ em Việt Nam".

Bạn đang xem: Chuyên gia dinh dưỡng Bùi Ngọc Anh: “Cha mẹ nên chú ý hơn về vấn đề biếng ăn và suy dinh dưỡng ở trẻ”
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: