Chuyên san Mẹ và Bé hàng đầu Việt Nam

Hệ tiêu hóa trong sức khỏe của trẻ nhỏ cùng chuyên gia Nguyễn Vân Anh – Viện Đào tạo và Tư vấn Dinh dưỡng NCCI

Tác giả: Mỹ Anh Ngày đăng: 18/01/2023

Để phụ huynh có cái nhìn tổng quan về hệ tiêu hóa, giúp phát hiện phòng ngừa và điều trị sớm và các bệnh đường tiêu hóa của trẻ nhỏ. Chuyên gia Nguyễn Vân Anh đến từ Viện Đào tạo và Tư vấn dinh dưỡng NCCI Hoa Kỳ đã có những chia sẻ về hệ tiêu hóa trong sức khỏe của trẻ nhỏ cùng độc giả Hệ thống dinh dưỡng Vibeyeu.

Năm 2020 khi xảy ra Covid chị Vân Anh đã tìm hiểu và nghiên cứu về dinh dưỡng. Với mong muốn có kiến thức về dinh dưỡng, chị đã không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức.

Chuyên gia Nguyễn Vân Anh - Viện Đào tạo & Tư vấn Dinh dưỡng NCCI.

Bén duyên với dinh dưỡng từ đó, chị nhận ra xu hướng về ngành chăm sóc sức khỏe chủ động là một ngành có tiềm năng cũng như có giá trị nhân văn sâu sắc. Từ đó chị đã chuyển sang làm việc tư vấn dinh dưỡng độc lập và tham gia giảng dạy các lớp học về dinh dưỡng.

Chuyên gia Nguyễn Vân Anh cùng đội ngũ các chuyên gia từ Viện dinh dưỡng NCCI tham gia chương trình "Tâm - Thân - An" do Hệ thống dinh dưỡng Vibeyeu tổ chức.

“Đặc biệt hơn khi được mời hợp tác cùng Hệ thống dinh dưỡng Vibeyeu mình thấy rằng đây là cơ hội rất tốt để có thể lan tỏa những kiến thức chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé. Mình mong muốn các bố mẹ sẽ tìm hiểu và học tập về kiến thức dinh dưỡng ứng dụng để áp dụng vào chế độ sinh hoạt hàng ngày cho cả gia đình. “Vạn bệnh từ miệng vào” khi hiểu và có kiến thức đúng đắn về dinh dưỡng, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh tật một cách hiệu quả và giúp con trẻ có sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Chắc chắn điều này cũng giúp cho tầm vóc của thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng được cải thiện và ngang tầm với quốc tế” – Chuyên gia Nguyễn Vân Anh chia sẻ.

Về hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, chuyên gia nhận định rằng, 70% hệ miễn dịch của con người nằm ở hệ vi sinh đường ruột. Và việc bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa có vai trò cực kì quan trọng không chỉ khả năng hấp thu dinh dưỡng ở trẻ mà còn là sức đề kháng giúp trẻ khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch, giảm các nguy cơ mắc bệnh.

Hiện nay, trẻ em rất hay gặp tình trạng kém hấp thu, hoặc rối loạn tiêu hóa, táo bón, bất dung nạp lactose hay sữa bò trở nên khá phổ biến. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ thường ít được tập thói quen ăn rau, hoa quả từ nhỏ và lượng nước uống không đủ. Các bé hay ăn vặt, tới bữa chính lại không ăn được đủ lượng tiêu chuẩn. Có bé ăn cháo hoặc đồ xay nhuyễn quá lâu nên không rèn khả năng nhai. Đặc biệt khi nhai sẽ tiết ra enzyme trong nước bọt giúp trẻ chuyển hóa được các dưỡng chất trong thực phẩm, vì quá trình xay nhuyễn trẻ nuốt và từ đó thiếu đi những nzyme trong nước bọt được tạo ra từ quá trình nhai thức ăn.

Dấu hiệu để nhận thấy được con trẻ đang trong tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ đang bị ảnh hưởng

Các cha mẹ có thể quan sát được con trong quá trình ăn uống, trẻ có hứng thú với ăn uống hay không? Hay trẻ ăn nhiều mà lại không tăng cân, phân của trẻ khi đại tiện có màu và khuôn như thế nào. Ở trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ nên quan sát phân để điều chỉnh chế độ ăn uống cho con và quan sát được tình trạng tiêu hóa của con. Trẻ hay ợ hơi, kén ăn, ngậm hoặc có một số thói quen ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của con như xem ti vi, điện thoại hoặc thiết bị điện tử trong khi ăn. Điều này khiến con mất tập trung vào việc nhai nuốt và cảm nhận thức ăn, hoặc con chạy nhảy không ngồi tại chỗ trong khi ăn cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tiêu hóa thức ăn.

Nguyên nhân dẫn đến hệ tiêu hóa đang bị ảnh hưởng theo các mức độ

  •  Do thói quen ăn uống ảnh hưởng từ cha mẹ và cách cho con ăn, giờ giấc sinh hoạt chưa khoa học và hợp lý.
  • Môi trường ô nhiễm, khói bụi, nước và không khí khiến cho thực phẩm ngày càng nhiều độc tố khiến trẻ ăn bị rối loạn tiêu hóa.
  • Thói quen ăn uống chưa đúng giờ giấc, thành phần bữa ăn chưa cân đối và đa dạng thành phần đa lượng, vi lượng (vitamin và khoáng chất) khiến trẻ thiếu đi các chất xúc tác coenzym hỗ trợ cho các phản ứng sinh hóa, trẻ sẽ ngày càng kén ăn và không có hứng thú với việc ăn uống.
  • Trẻ ít vận động khiến quá trình tiêu hóa khó khăn, ăn ít chất xơ, uống ít nước. Quan trọng hơn, có thể do trẻ nhiễm virut hoặc vi khuẩn.

Chị Ngọc (Hà Nội) có câu hỏi muốn nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: “Ở giai đoạn nào của trẻ nhỏ dễ mắc về bệnh đường tiêu hóa nhất ạ? Trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, mình cần lưu ý điều gì về vấn đề tiêu hóa của trẻ ạ?”

“Giai đoạn 6 – 36 tháng là giai đoạn khoảng trống của hệ miễn dịch, tức là hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện do đó trẻ dễ bị virut xâm nhập và khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Do đó việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ giai đoạn này cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý và lựa chọn sản phẩm phù hợp với bé” – chuyên gia Nguyễn Vân Anh chia sẻ.

Sản phẩm sữa từ Hệ thống dinh dưỡng Vibeyeu.

Về sản phẩm phù hợp với hệ tiêu hóa trẻ nhỏ, chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên lựa chọn các sản phẩm có bổ sung lợi khuẩn tốt cho hệ vi sinh đường ruột. Một số sản phẩm có chứng nhận của Viện dinh dưỡng các mẹ có thể tham khảo như ColosBaby, sữa non, Ecolait Nest BA, … từ Hệ thống dinh dưỡng VibeyeuViện Đào tạo và Tư vấn dinh dưỡng NCCI Hoa Kỳ. Ngoài ra, trong chế độ dinh dưỡng cần bổ sung vitamin tổng hợp dành cho trẻ em để hỗ trợ cho sự thiếu hụt trong chế độ ăn uống hàng ngày của bé.

Những điều cần lưu ý hệ tiêu hóa cho trẻ, chuyên gia có điều gì khuyên tới các mẹ bỉm

Các mẹ nên lựa chọn thời điểm ăn dặm phù hợp. Nhiều cha mẹ thấy con có thể nhai sớm nên rất thích thú và cổ vũ cho con, tuy nhiên, chúng ta nên lựa chọn thời điểm ăn dặm phù hợp nhất cho em bé. Nhìn chung, dạ dày trẻ còn rất yếu, không thể hấp thụ các chất như protein ngay. Nên cho trẻ làm quen với rau củ quả trước rồi tới thịt cá hải sản. Nếu cho trẻ nhỏ ăn dặm từ sớm, hệ tiêu hóa của bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn, bé phải đối mặt với nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là rối loạn tiêu hóa. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bình thường của con.

Lựa chọn thực phẩm sạch. Hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, cha mẹ hãy ưu tiên lựa chọn những thực phẩm sạch, bảo đảm vệ sinh. Tốt nhất, chúng ta nên cho con ăn chín, uống sôi để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Bổ sung lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé: lợi khuẩn thường có nhiều trong sản phẩm lợi khuẩn, sữa chua, thực phẩm lên men, dưa chua, kim chi,… Các mẹ nên quan tâm tới con qua các biểu hiện ăn uống, đi đại tiện tần suất cũng như tình trạng phân của con. Ngoài ra, các cha mẹ nên trang bị cho mình kiến thức để chăm sóc sức khỏe chủ động, bổ sung dinh dưỡng đủ cho mẹ để giúp con nhận được nguồn dưỡng chất qua sữa mẹ. Đồng thời khi có kiến thức mẹ sẽ đồng hành cùng con trong các chặng phát triển thể chất, nắm bắt nhu cầu cơ thể và các biểu hiện lâm sàng để kịp thời giúp con phòng tránh các nguy cơ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Trẻ nhỏ cần được quan tâm nhiều hơn trong vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng. Để con trẻ phát triển toàn diện đừng chờ khi con bị bệnh mới tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục. Hãy chăm sóc trẻ và trở thành những ông bố bà mẹ thông thái nhé! Hệ thống dinh dưỡng Vibeyeu luôn đồng hành trên chặng đường cùng con khôn lớn!

Bạn đang xem: Hệ tiêu hóa trong sức khỏe của trẻ nhỏ cùng chuyên gia Nguyễn Vân Anh – Viện Đào tạo và Tư vấn Dinh dưỡng NCCI
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: