-
- Tổng tiền thanh toán:
IQ và EQ đều đã lỗi thời rồi, con bạn muốn đi bao xa, phải dựa vào AQ
Tác giả: admin Ngày đăng: 03/12/2022
Những ngày khai giảng vừa qua, cô con gái 5 tuổi của anh bạn ấy luôn miệng kêu ca không chịu đi nhà trẻ, khi được hỏi lý do thì bé nói: "Vì cô giáo phê bình con". Kể xong nước mắt liền giàn giụa.
Người bạn thở dài nói: "Không biết bắt đầu từ bao giờ, trái tim con gái tôi bỗng trở nên mong manh, dễ vỡ như thủy tinh vậy".
Trên thực tế, không chỉ con gái của anh bạn đó, mà ngày nay có rất nhiều đứa trẻ có "trái tim thủy tinh" như thế, tâm lý nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Hiện nay, tình trạng học sinh chịu không nổi áp lực ở trường học có rất nhiều, dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của chúng. Thậm chí có nhiều em đã chọn cách từ bỏ cuộc sống của mình một cách cực đoan, chỉ vì áp lực quá lớn.
Đằng sau những bi kịch này, có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một điểm chung là những đứa trẻ này đều có sức chịu đựng thấp và tâm lý yếu, nói một cách đơn giản là chúng có chỉ số AQ kém.
Chỉ số AQ là một thuật ngữ được đặt ra bởi bậc thầy giáo dục người Mỹ Paul G. Stoltz, chủ yếu đề cập đến khả năng chịu đựng thất bại và chống lại nghịch cảnh của một người. Một số chuyên gia tin rằng chỉ số AQ đóng một vai trò quyết định trong tương lai của con người.
Trong giai đoạn đầu phát triển của trẻ, việc nâng cao khả năng chịu đựng thất bại và đối mặt với nghịch cảnh là điều vô cùng cần thiết, nhưng điều này thường bị nhiều bậc cha mẹ phớt lờ.
1. Nỗi đau và thất bại là điều cần thiết cho sự phát triển
Trẻ em cần "tình yêu" để lớn lên, nhưng bản chất của tình yêu không chỉ là cho đi, không chỉ là làm hài lòng, chiều chuộng bằng mọi cách, cũng không phải là cho trẻ sự sung sướng mãi mãi. Trên đời này, sự sống và cái chết, gặp gỡ và chia ly, hạnh phúc và đau khổ đều luôn song hành với nhau.
Một đứa trẻ trong quá trình trưởng thành cũng phải trải qua quá trình giáo dục song hành như thế, nó buộc phải trải qua mặt tối và cả mặt sáng của xã hội, học cách nhẫn nại và gánh vác. Nếu một đứa trẻ chỉ có thể đón nhận hạnh phúc mà không thể chịu đựng được một chút đau đớn, thì vấn đề sẽ trở nên rất nghiêm trọng.
Tôi đã từng đọc một câu chuyện có thật như thế này: Có một học sinh tiểu học làm lớp trưởng từ lớp 1 đến lớp 3, nhưng khi lên lớp 4, em lại không được bầu làm lớp trưởng nữa, khi đó em chịu không nổi, tinh thần gục ngã đến nỗi không muốn đến trường, thậm chí tuyệt thực. Sau đó phải nghỉ học 1 năm để tiếp nhận điều trị tâm lý.
Chúng ta bán mạng thúc giục con mình chạy, dạy chúng làm sao để thành công, nhưng chưa bao giờ dạy chúng cách đối mặt với thất bại.
Kết quả là, đi đâu chúng cũng vì một chút không vừa ý mà nổi nóng, gặp trở ngại nhỏ liền chán nản, nghe một hai lời nhận xét tiêu cực là cảm thấy giá trị bản thân chẳng đáng 1 xu ngay.
Cựu bộ trưởng bộ văn hóa của Trung Quốc, Long Ứng Đài từng nói: "Chúng ta bán mạng học cách làm sao để chạy nước rút một trăm mét thành công, nhưng không ai dạy chúng ta, khi bị ngã thì nên làm thế nào để ngã một cách có tôn nghiêm, khi đầu gối bị chảy máu thì làm sao để làm sạch vết thương và làm thế nào để băng bó nó, khi bạn đau đớn không chịu nổi thì nên dùng biểu cảm gì để đối mặt với người khác, khi gặp thất bại, làm thế nào để chữa lành vết thương trong lòng, và làm thế nào để có được sự bình yên trong tâm hồn. Làm thế nào bạn có thể vực dậy cơ thể mình trong khi nội tâm vẫn còn đang rỉ máu chứ?"
Đó là một khóa học bắt buộc mà cha mẹ nên dạy cho con trong suốt quá trình trưởng thành.
2. Khi nào thì nên bồi dưỡng AQ cho con?
Nhiều người lớn nói: "Giờ trẻ con khó dạy quá, cứ đụng đến là từ bỏ cuộc sống, nhảy lầu, cha mẹ, thầy cô nào mà dám nghiêm khắc dạy bảo chúng chứ?"
Trên thực tế, vấn đề không phải là chúng khó dạy, mà là chúng ta đã dạy dỗ chúng quá muộn.