-
- Tổng tiền thanh toán:
Trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh nhận diện như thế nào?
Tác giả: Mỹ Anh Ngày đăng: 03/01/2023
Trầm cảm là bệnh lý liên quan tới sức khỏe tâm thần cũng như hoạt động khỏe mạnh của hệ thần kinh. Trầm cảm chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ, nguy cơ tăng dần từ trước khi có thai, trong lúc mang thai và sau sinh. Nếu không phát hiện kịp thời cũng như không bổ sung các dưỡng chất phù hợp cần thiết trong giai đoạn này, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của não bộ cũng như hệ thống dẫn truyền thần kinh.
Theo PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM), Hippocrates người đầu tiên nhận ra bệnh tâm thần sau sinh. Năm 1700 và 1800 báo cáo về trường hợp "miễn truy tố vì bệnh tâm thần thời kỳ hậu sản" bắt đầu xuất hiện trong y văn ở Pháp và Đức.
Năm 1960, B.Pitt mô tả một dạng trầm cảm "không điển hình" (sau này gọi là hội chứng buồn sau sanh ở người mẹ) hội chứng này nhẹ và chỉ tồn tại một thời gian ngắn.Châu Á: Hồng Kong, Lee 2001, tỷ lệ hiện mắc trầm cảm nặng là 5,5% và 4,7% với trầm cảm nhẹ tại thời điểm 4 tuần sau sinh, ở Ấn Độ 23% phụ nữ ở vùng Goan, Trung Quốc: 11,2%, ở Nhật 17%.
Tại Việt Nam, nghiên cứu tại Bệnh viện Hùng Vương cho thấy, báo cáo tỷ lệ trầm cảm sau sinh hiện là 32,8%. Nghiên cứu tại bệnh viện Từ Dũ trong năm 2002, tỷ lệ trầm cảm sau sinh thật sự là 5,3% trong số 12,5% sản phụ có thang điểm EPDS ≥ 13. Nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Anh Thư, Hoàng Thị Diễm Tuyết (2022) trên 377 thai phụ trong giai đoạn COVID 19 biểu hiện trầm cảm sau sinh là 35,5% với các yếu tố ảnh hưởng: có người thân mất, thu nhập giảm, không khám thai theo hẹn, giảm chất lượng giấc ngủ.
Sự thay đổi hormon trong quá trình mang thai khiến tâm trạng bà mẹ không ổn định, luôn cảm thấy khó chịu, phiền muộn. Áp lực từ quan hệ xã hội; những lo lắng về thai kỳ, về gia đình, con cái… Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh. Trầm cảm ở phụ nữ mang thai và sau sinh được cho là tỷ lệ thuận với nghèo đói, bất bình đẳng giới, lo lắng, bất ổn gia đình… Nguy cơ phát triển trẩm cảm sau sinh cao hơn 2,5 lần trong nhóm phụ nữ có thiếu máu. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy, trầm cảm còn liên quan tới việc dinh dưỡng được cung cấp quá mức. Trầm cảm được coi là biến chứng phổ biến nhất của thai kỳ, chiếm khoảng 16% trong thời kỳ tiền sản và 20% trong giai đoạn sau sinh ở các nước có thu nhập trung bình. Trầm cảm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đối với sức khỏe của chính bà mẹ và con của họ. Hậu quả đối với người mẹ bao gồm: chất lượng cuốc sống giảm sút, mất khả năng tự chăm sóc bản thân, tăng tỷ lệ mắc bệnh do các nguyên nhân khác. Đối với trẻ em các ảnh hưởng bao gồm: suy dinh dưỡng, phát triển thể chất và nhận thức kém, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trầm cảm thường chỉ được phát hiện khi các triệu chứng đã trở lên rõ ràng, đã ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống mẹ – con và gia đình. Việc điều trị trầm cảm không dễ dàng và cần nhiều thời gian để có thể cải thiện.
Dinh dưỡng để phòng ngừa trầm cảm
Đã có nhiều nhiên cứu tìm thấy mối liên quan của trầm cảm chu sinh với mức độ thấp hơn của các dưỡng chất như fotate, vitamin D, Fe, Se, Zn, chất béo và axit béo không no chuỗi dài Omega 3 (DHA, EPA). Bổ sung dinh dưỡng Đúng – Đủ có thể cân nhắc là giải pháp đầu tiên cho việc điều trị trầm cảm mức độ nhẹ và là biện pháp bổ trợ điều trị trong trầm cảm mức độ nặng hơn.
Theo đó, một chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất là điều cần được lưu ý đầu tiên trong thai kỳ và khi cho con bú. Dinh dưỡng đầy đủ không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đúng chuẩn mà còn đảm bảo cho mẹ có sức khỏe tốt nhất cả về thể lực lẫn tinh thần để vượt qua giai đoạn khó khăn và nhạy cảm này.
Để khắc phục, Việt Nam nên có những nghiên cứu tương đối toàn diện về các góc độ như phân tích thực trạng; Thí điểm sàng lọc, khảo sát vấn đề chấp nhận việc sàng lọc trầm cảm ở phụ nữ mang thai.
Vai trò của đội ngũ công tác xã hội, sự phối hợp giữa hai chuyên ngành sức khỏe tâm thần và sức khỏe bà mẹ trẻ em để điều trị; Sự phối hợp với các ngành xã hội để hỗ trợ người bệnh; Phổ biến hướng dẫn, đào tạo cán bộ trong hệ thống sức khỏe sinh sản, phổ biến rộng rãi cho cán bộ y tế tuyến dưới, hỗ trợ việc triển khai.
Rối loạn tâm thần đứng thứ 2 trong 3 vấn đề hàng đầu của sức khỏe trong các bệnh không lây. Trầm cảm chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ, nguy cơ tăng dần từ trước khi có thai, trong lúc mang thai và sau sinh. Nếu không phát hiện và có can thiệp kịp sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.